Những lưu ý khi sử dụng máy đầm cóc

Đăng bởi NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG vào lúc 18/09/2019

Máy đầm cóc có cấu tạo và nguyên lí vận hành đơn giản nhưng trong quá trình hoạt động vẫn không tránh khỏi những lỗi khiến công việc bị gián đoạn. Vì vậy, bài viết sau đây của Công ty XNK Kim Chí Bảo sẽ chỉ ra một số lỗi thường gặp và cách khắc phục để người sử dụng có thể xử lí kịp thời. Các lỗi của máy có thể do người dùng hoặc các yếu tố bên ngoài tác động. Cụ thể là:
-          Máy khó nổ (không nổ): Kiểm tra bộ chế hòa khí hoặc kiểm tra bugi.
-           Chân đầm nhảy kém khi vặn hết ga: Kiểm tra lại lò xo, dầu chân đầm và má côn văng.
-           Máy nổ khói nhiều: Kiểm tra xupap, nhớt gits và xec măng, dầu bôi trơn động cơ xem có quá mức cho phép hay không?
-          Chân đầm nhảy không ngừng khi giật: Nguyên nhân do đứt lò xo côn văng và thay lò xo hoặc thay côn.
-           Máy đầm cóc nổ không ổn định: cần kiểm tra lại bộ chế hòa khí, kiểm tra các dẫn xăng chính, dẫn xăng phụ và xem dầu máy đã đúng theo tiêu chuẩn quy định hay chưa.
-          Máy nổ được khoảng 5 - 6 giây rồi chết máy: Vệ sinh chế hòa khí và kiểm tra đường xăng.
-          Máy nổ bình thường nhưng tắt đi giật không nổ: Kiểm tra xem có bị sặc xăng, vệ sinh chế hòa khí.


Một số lưu ý khi sử dụng máy đầm cóc:
-          KHÔNG NÊN:
+ Vận hành máy trong những trường hợp không đúng mục đích sử dụng máy
+ Để những người chưa có tay nghề hay những người không được đào tạo bài bản vận hành máy.
+ Chạm vào hệ thống xả khí, xylanh động cơ hoặc gờ tản nhiệt để tránh bị bỏng.
+ Dùng các linh kiện phụ tùng mà không được hãng khuyến cáo sử dụng cho máy đầm để tránh những hỏng hóc cho máy đầm hoặc tai nạn cho người sử dụng.
+ Để máy vận hành mà không có sự giám sát của người điều khiển máy.
+ Vận hành máy ở những nơi phạm vi hẹp, bí như trong những hầm, hố sâu, trừ những nơi đủ thông thoáng. Khí thải từ động cơ có chứa carbon monoxide độc hại, tiếp xúc với carbon monoxide gây tình trạng bất tỉnh và có thể dẫn đến tử vong.
+ Làm xáo trộn hoặc vô hiệu hoá chức năng của các bộ phận vận hành.
+ Sử dụng các dụng cụ chèn vào để dừng động cơ.
+ Vận hành máy ở những nơi có thể xảy ra cháy nổ.

-            NÊN:
+ Luôn tắt hoặc ngắt bugi trước khi tiến hành bảo dưỡng hoặc sửa chữa máy đầm trường hợp máy có thể vô tình khởi động.
+ Luôn đọc kỹ, nắm vững và tuân thủ các quy trình về sử dụng và vận hành máy đầm cóc trước khi vận hành máy.
+ Luôn đảm bảo mọi người xung quanh có khoảng cách an toàn với khu vực vận hành máy. Phải dừng máy khi có ai đó lại gần khu vực hoạt động của máy.
+ Đảm bảo rằng người vận hành máy đã quen thuộc với các biện pháp an toàn và các kỹ thuật vận hành trước khi sử dụng máy.
+ Luôn mặc trang phục bảo hộ khi vận hành máy. Luôn đeo kính râm hoặc kính bảo hộ, thiết bị bảo hộ thính giác và giày bảo hộ an toàn.
+ Luôn giữ khoảng cách của tay, chân và trang phục so với các bộ phận chuyển động của đầm.
+ Luôn giữ cho đầm không bị nghiêng, trượt hoặc đổ khi đang vận hành.
+ Luôn tắt động cơ khi đầm không vận hành.
+ Luôn đặt hướng máy đầm sao cho người điều khiển đầm không bị kẹp giữa đầm và các vật thể rắn.
Những sự cố xảy ra đối với máy làm cóc phần lớn do người dùng vận hành máy đầm cóc sai cách hay người dùng chưa được đào tạo bài bản, hay chưa đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Do đó, để hạn chế tối đa những sự cố không đáng có, người dùng cần tìm hiểu kỹ trước khi vận hành máy để không làm gián đoạn công việc. Khi sự cố xảy ra, người dùng cần tìm nguyên nhân và cách khắc phục để đảm bảo máy đầm hoạt động hiệu quả và tiến độ thi công.

Tags : máy đầm cóc, máy đầm cóc xăng, máy đầm cóc điện, những lưu ý khi sử dụng máy đầm cóc
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

Hotline: 0868019119
zalo