20/11 – TRI ÂN THẦY CÔ

Đăng bởi Nguyễn Thị Minh vào lúc 03/11/2021

20 - 11 là ngày để tất cả chúng ta thể hiện lòng biết ơn của mình đối với các thầy cô giáo kính yêu của mình. Để hiểu thêm về ngày 20 - 11, hãy theo dõi bài viết này để tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của nó.

20/11 là ngày gì?

Ngày 20 tháng 11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam hay còn được gọi với cái tên đầy đủ là Ngày Hiến Chương Nhà Giáo Việt nam là một ngày lễ quan trọng được tổ chức vào ngày 20 tháng 11 hàng năm nhằm tri ân các thầy cô giáo cùng những người làm trong ngành giao dục.

20/11 - Ngày nhà giáo Việt Nam

20/11 - Ngày nhà giáo Việt Nam

Năm 1953, Công đoàn Giáo dục Việt Nam gia nhập tổ chức này và trở thành thành viên. Hưởng ứng 15 chương “Lời thầy dạy” của tổ chức đấu tranh chống chế độ giáo dục tư sản, chế độ phong kiến, xây dựng nền giáo dục bảo vệ quyền lợi của nghề dạy học. Chính vì vậy nước ta đã quyết định lấy ngày 20/11/1958 là ngày nhà giáo việt nam, và hiện đổi thành Ngày Hiến chương các Nhà giáo Việt Nam.

Năm đầu tiên của năm 1958, ngày Nhà giáo Việt Nam chỉ được sử dụng ở miền bắc. Những năm sau đó, khi đất nước hoàn toàn độc lập, ngày lễ này được tổ chức trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Mỗi năm vào ngày kỷ niệm này, các cơ quan giáo dục sẽ xuất bản một số tạp chí để cổ vũ tinh thần của các nhà giáo. Đây cũng là dịp để các bạn học sinh tri ân những người thầy đã gắn bó với mình suốt thời gian qua.

Lịch sử ra đời ngày 20/11

Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế của các nhà giáo tiến bộ được thành lập tại Paris, Liên đoàn Giáo dục Quốc tế (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignant - FISE).

Năm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên đoàn Giáo dục Quốc tế đã ban hành một “Bản hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương.

Nội dung chủ yếu của Hiến chương nhà giáo: Chống mọi quan điểm, phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học để xây dựng một nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học. Đấu tranh xóa bỏ các chế độ lạm quyền, coi thường nghề dạy học và ra sức bảo vệ lợi ích vật chất, tinh thần chính đáng của nhà giáo. Đặc biệt đề cao vị trí của nghề dạy học và người thầy.

Lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam

Lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam

Trong các năm chống Pháp, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích sử dụng diễn đàn quốc tế để tố cáo những âm mưu thâm độc của bọn xâm lược đối với nhân dân, giáo viên và học sinh.

Đồng thời, giới thiệu những thành tựu của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của toàn thể thầy cô giáo trên thế giới đối với cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân ta.

Mùa xuân năm 1953, đoàn đại biểu Việt Nam, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn, đã tham dự hội nghị quan trọng về việc kết nạp các công đoàn giáo dục trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam vào tổ chức FISE tại Viên.

Ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1957, hội nghị FISE tại Vacsava với sự tham dự của 57 quốc gia, trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đã quyết định ngày 20 tháng 11 là Ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo.

Lần đầu tiên, ngày 20-11-1958, “Ngày Quốc tế Nhà giáo” được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. Những năm sau đó, các vùng được giải phóng ở miền Nam Việt Nam cũng được tổ chức ngày 20-11.

Ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam

Ngày 20-11 từ lâu đã được coi là ngày lễ “tôn sư trọng đạo” nhằm tôn vinh những người thầy hàng ngày đứng trên bục giảng, truyền thụ những kiến   thức quý báu và cách sống để trở thành người có ích. Đây cũng là dịp để thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn, tri ân những “người lái đò thầm lặng” trên dòng sông cuộc đời.

Ngày 20-11, phụ huynh và các em học sinh thường chuẩn bị những bó hoa cùng những tấm thiệp xinh xắn kèm theo những lời chúc ý nghĩa, những món quà bất ngờ để tri ân thầy cô, những người đã luôn dày công truyền lửa.

Ý nghĩa ngày nhà giáo việt nam

Ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam

Ngoài ra, ngày này cũng là dịp để ngành giáo dục đánh giá lại các hoạt động giáo dục, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy, đề ra phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

Như thường lệ, cứ đến ngày 20-11, tất cả các trường học trong cả nước lại nô nức tham gia các hoạt động của học sinh nhà trường như: thi văn nghệ, mít tinh chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, dựng trại, thi trang trí hoa…và còn nhiều hoạt động khác nữa.

Vào ngày này, tất cả các thế hệ học sinh và các ngành nghề khác trong xã hội đều dành thời gian để chia sẻ và tri ân các thầy cô giáo. Những con người cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người.

Những câu thành ngữ, tục ngữ về thầy cô

Tiên học lễ, hậu học văn

Bán tự vi sư, nhất tự vi sư

Không thầy đố mày làm nên

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Học thầy không tày học bạn

Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy

Người không học như ngọc không mài

Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy

Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học

Dốt đến đâu học lâu cũng biết

Những câu ca dao ngắn về thầy cô

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước mong

***************

Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu kính Thầy.

****************

Mấy ai là kẻ không thầy

Thế gian thường nói đố mày làm nên.

****************

Mẹ cha công đức sinh thành

Ra trường thầy dạy học hành cho hay.

****************

Con ơi ghi nhớ lời này

Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên.

****************

Thời gian dẫu bạc mái đầu

Tìm trò vẫn tạc đậm câu ơn thầy.

*****************

Chữ thầy trong cõi người ta

Dặm dài hoa nắng trời xa biển đầy.

*****************

Ơn thầy soi lối mở đường

Cho con vững bước dặm trường tương lai.

Những bài thơ về thầy cô hay và ý nghĩa

Tri ân người lái đò

Tri thức ngày xưa trở lại đây,

Ân tình sâu nặng của thầy cô!

Người mang ánh sáng soi đời trẻ,

Lái chuyến đò chiều sang bến đây?

Đò đến vinh quang nơi đất lạ,

Cảm ơn người đã lái đò hay!

Ơn này trò mãi ghi trong dạ…

Người đã giúp con vượt đắng cay!

Thơ về thầy cô

Cô thầy tôi

Trong trường vất vả dạy đàn con

Chẳng ngại gian lao quãng thân mòn

Ló sáng bình minh cơm mãi vội

Về đêm lịm tắt bữa chưa ngon.

Âm thầm chỉ dẫn ơn luôn nhớ

Lặng lẽ khuyên rằng nghĩa vẫn tròn

Áo đẫm mồ hôi toàn bụi phấn

Cô thầy khổ nhọc tựa ngàn non.

Thơ ngày 20/11

Người lái đò

Một đời người-một dòng sông…

Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,

“Muốn qua sông phải lụy đò”

Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa…

Tháng năm dầu dãi nắng mưa,

Con đò trí thức thầy đưa bao người.

Qua sông gửi lại nụ cười

Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.

Con đò mộc-mái đầu sương

Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày,

Khúc sông ấy vẫn còn đây

Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông…

Thơ ngày nhà giáo Việt Nam

Nghe thầy đọc thơ

Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà

Mái chèo nghe vọng sông xa

Êm êm như tiếng của bà năm xưa

Nghe trăng thở động tàu dừa

Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

Thêm yêu tiếng hát mẹ cười

Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…

Thơ tự sáng tác

Tăng cô

Tặng cô bao đóa hoa hồng

Tặng cô với cả hương nồng sắc xuân

Thàng ngày dạy dỗ ân cần

Cho bao thế hệ góp phần dựng xây

Tiếng cô tưởng nhớ mới đây

Xây bao hạnh phúc tràn đầy yêu thương.

Xem thêm
Tags : kỷ niệm ngày nhà giáo việt nam, lịch sử ngày nhà giáo việt nam, mừng ngày nhà giáo việt nam, ngày 20.11, ngày nhà giáo, ngày nhà giáo việt nam, ngày nhà giáo việt nam 20/11, ngày nhà giáo việt nam là gì, ngày nhà giáo việt nam là ngày bao nhiêu, nhà giáo việt nam 20/11, tri ân ngày nhà giáo, ý nghĩa ngày nhà giáo việt nam 20 tháng 11
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

Hotline: 0868019119
zalo