TẾT TRUNG THU – TẾT ĐOÀN VIÊN

Đăng bởi Nguyễn Thị Minh vào lúc 26/08/2021

Từ rất lâu rồi, trung thu được xem là một trong những tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Vào những ngày này, trên khắp phố phường tràn ngập đèn lồng, đèn ông sao, mặt nạ hình nhân vật… đều là những món đồ chơi của trẻ em. Bên cạnh đó, Trung thu còn là tết đoàn viên là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam bởi nó mang nguồn gốc và ý nghĩa vô cùng thú vị. Nhưng không phải ai trong chúng ta cũng biết rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này. Vào ngày này trăng tròn nhất, sáng nhất mọi người sẽ quây quần bên mâm cỗ.

Nguồn gốc tết trung thu

Cho đến tận bây giờ vẫn chưa xác minh rõ được Tết Trung Thu được bắt nguồn từ nước nào. Có 3 câu chuyện về dip Trung Thu được nhắc đến nhiều nhất đó là:  Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng ( Đường Huyền Tông ) và sự tích chú cuội của Việt Nam.

Câu chuyện nhà vua dạo chơi cung trăng vào rằm tháng 8

Đây là câu chuyện được lưu truyền rằng Trung Thu xuất phát từ Trung Quốc. Câu chuyện kể rằng vua Đường Minh Hoàng dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng 8 âm lịch. Nhà vua đươc một đạo sĩ đưa lên cung trăng ngắm tiên cảnh. Với những tiếng đàn du dương cùng với những điệu múa của các tiên nữ, âm thanh ánh sáng hòa quyện vào với nhau. Đến lúc nhà vua về dưới trần gian vẫn còn vương vấn tiên cảnh nên đã ra lệnh cứ đền rằm tháng 8 cho dân tổ chức rước đền và mở tiệc ăn mừng.

Sự tích Hằng Nga

Đây là một câu chuyện đẹp về tình yêu của Hằng Nga và Hậu Nghệ. Chuyện kể rằng từ rất xa xưa có một cô gái tên là Hằng Nga vô cùng xinh đẹp, tính nết dịu hiền. Nàng là vợ của anh hùng Hậu Nghệ. Hậu Nghệ được Vương Mẫu nương nương ban cho một viên thần dược trường sinh bất tử, nếu uống vào chàng sẽ được thành tiên và bay thẳng về trời. Tuy nhiên vì tình cảm và lưu luyến với vợ và không muốn hai vợ chồng bị chia cắt nên chàng đã mang viên thần dược về nhà và đưa vợ cất giữ. Vốn dĩ tài giỏi hơn người, nên Hậu Nghệ có rất nhiều người đến xin làm đệ từ để tầm sư học đạo và Bồng Mông là một trong những đệ tử của Hậu Nghệ. Người này bản tính vốn có tâm địa ác, tranh thủ lúc Hậu Nghệ đi săn hắn đã lên âm mưu để cướp báu vật. Hắn uy hiếp Hằng Nga và ép nàng phải giao thần dược ra, vì không thể giao báu vật cho kẻ ác được nên bất đắc dĩ Hằng Nga liền uống thần dược. Rồi người nàng bỗng nhẹ bẫng từ từ bay trong gió và lên trời. Vì tình yêu sâu nặng với chồng nàng đã neo lại nơi cung trăng là nơi gần nhất với thế giới con người để hàng ngày có thể nhìn xuống dương gian cùng nỗi nhớ thương Hậu Nghệ. Sau khi trở về và biết chuyện Hậu Nghệ vô cùng thương nhớ Hằng Nga, ngước nhìn lên trên gọi vợ thì bỗng thấy trắng đêm nay sáng và đẹp hơn ngày thường như đây chính là khuôn mặt của vợ mình vậy. Chàng cùng người dân lập hương án để tế Hằng Nga, và từ đó đã dần trở thành phong tục quen thuộc, không thể thiếu.

Sự tích Hằng Nga

Sự tích Hằng Nga

Sự tích chú Cuội

Chú Cuội là một chàng trai mồ côi cha mẹ, nhưng rất thông minh và làm nghề đốn củi. Trong một lần vào rừng cuội phát hiện ra gốc cây đa lớn có thể chữa được bệnh nên đã mang về trồng gần nhà. Từ đó Cuội mang những chiếc lá đi cứu người trong làng. Cuội trước khi đi làm đều dặn vợ không được tưới nước bẩn cho cây nếu không cây sẽ biến mất song vợ Cuội lại mắc bệnh đáng trí và quên mất những lười chồng dặn. Sau khi chồng đi, nàng đã quên mất điều chồng dặn nên đã ra chỗ gốc cây và tiểu lên đó. Sau khi đi làm về Cuội thấy cây đa bật dễ và đang từ từ bay lên, thấy vậy Cuội liền lấy rừu bổ vào rễ cây nhằm giữ cây ở lại nhưng không được. Và cứ thể cả cây và Cuội đều bay thẳng lên cung trăng. Ngày nay cứ vào dịp rằm tháng 8, khi ngước lên cung trăng ta thấy có hình ảnh bóng tối xen lẫn vào trên trăng và họ thường nói đấy chính là hình ảnh chú Cuội ngồi gốc cây đa đang nhìn xuống trần gian.

Sự tích Chú Cuội

Sự tích Chú Cuội

Theo phong tục của người Việt, vào dịp tết Trung Thu người lớn sẽ bày cỗ cho trẻ em để mừng trung thu, mua và làm các loại đèn lồng thắp bằng nến để cho các con rước đèn. Ngày nay thì các loại đèn lồng được cải tiến hơn, mẫu mã cũng đẹp hơn, phù hợp với thị yếu của trẻ con bây giờ. Cỗ mừng thu thu gồm có bánh Trung thu, kẹo, hoa quả…

Theo đó, ngày Tết Trung Thu rơi vào ngày thứ ba, 21/09/2021 dương lịch ( 15/08/2021 âm lịch )

Ý nghĩa tết trung thu

Tại Châu Á, tết Trung Thu là một dịp lễ lơn, mỗi một đất nước đều mang phong tục, nét văn hóa và cách ăn mừng khác nhau. Tuy tết Trung Thu Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ Trung Quốc nhưng cũng mang những nét văn hóa đặc biệt của đất nước Việt Nam.

Theo người Việt Nam, dịp tết Trung Thu chính là ngày mà con cháu bày tỏ sự biết ơn đối với tổ tiên, ông bà bố mẹ. Đây là dịp để những người con nơi xa quay về tụ tập đoàn viên bên gia đình. Tuy nhiên, lễ Trung Thu không chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình mà đối với các doanh nghiệp, tết Trung Thu cũng là dịp các doanh nghiệp bày tỏ sự tri ân với đối tác đã hợp tác với công ty trong suốt thời gian vừa qua.

Ảnh quà bánh trung thu

Ảnh quà bánh trung thu

Các phong tục vào ngày tết trung thu

Phong tục chơi đèn lồng

Vào ngày tết trung thu thì không thể thiếu đi hình ảnh của những chiếc đèn lồng đủ màu sắc rực rỡ dưới ánh trắng sáng. Với người dân Trung Hoa đèn lồng biểu trưng cho sự máy mắn và bình an nên vào dịp này người dân họ thường treo trước cửa nhà để cầu bình an cho gia đình. Một số được làm dưới dạng đèn hoa đăng để sau khi ghi ước nguyện vào thì sẽ thả trôi trên sông.

Còn đối với người Việt, đèn lồng được làm chủ yếu cho trẻ con chơi với đủ hình dạng khác nhau từ hình cá, gấu, bông hoa… Đèn lồng Việt Nam được nghệ nhân làm thủ công từ những vật liệu như tre, giấy gió.. từng đường nét thêu vẽ vô cùng tinh tế. Đèn lòng của người Việt biểu trưng cho sự ấm no và hạnh phúc gia đình.

Đèn lồng trung thu

Đèn lồng Trung Thu

Phong tục ngắm trăng

Vào dịp tết trung thu, người dân Trung Hoa thường đổ ra đường để cùng nhau ngắm vẻ đẹp của trăng rằm, ngắm đường phố lung linh hoa lệ. Vào thời gian này, đường phố tràn ngập đèn lồng, cùng hòa mình vào dòng người ngắm ánh trăng sáng và tròn.

Còn ở Việt Nam, trăng có ý nghĩa to lớn với đất nước có nền văn hóa lua nước. Ngày rằm tháng 8 là thời điểm mà cảnh trời đẹp nhất, trăng sáng và tròn nhất, khí trời mát mẻ. Thời điểm này mọi người cũng có thể thảnh thơi ngắm trăng, hòa mình vào không khí đất trời. Sau khi cùng nhau phá cỗ, mọi người thường chọn những nơi trên cao, thoáng cây để cùng nhau ngắm trăng rằm. Rồi ông bà bố mẹ cùng nhau kể cho con mình về câu chuyện cổ tích gắn liền với tết trung thu đó là “Chú cuội ngồi gốc cây đa”.

Ảnh đoàn viên

Quây quần bên nhau ngày tết Trung Thu

Phong tục phá cỗ đêm rằm

Mỗi dịp trung thu đến, người ta sẽ tất bật chuẩn bị mâm cỗ với đầy đủ mọi thứ nào là bánh trung thu, dưa hấu, chuối, bưởi, đèn lồng ông sao… tùy vào từng gia đình mà mâm cỗ được chuẩn bị và trang trí khác nhau. Khi trăng lên cao nhất và sáng nhất, mọi người sẽ cùng nhau phá cỗ, cầu cho cuộc sống tốt lành, dân được mùa màng bội thu.

Vậy bạn có hiểu được hết ý nghĩa thực sự của mâm cỗ trung thu chưa?

Về mâm ngũ quả: các loại quả được chọn trong mâm ngũ quả đều mang trong mình những nguồn gốc ý ngĩa vô cùng đặc biệt.

+ Quả bưởi thể hiện cho sự sung túc, đầy đủ.

+ Quả dưa hấu cầu mong cho sự bình an.

+ Quả na mang tới cho ta ước nguyện sinh sôi, nảy nở.

+ Quả hồng tượng trưng cho sự hy vọng.

Về bánh dẻo, bánh nướng: vào những ngày này chiếc bảnh dẻo bánh nướng thay cho lời cảm tạ trời đất, người ta thường tặng nhau 2 loại bánh này với ý nghĩa chúc cho mọi điều trong cuộc sống sẽ được viên mãn, tràn đầy. Bánh dèo tượng trưng cho sự đoàn viên còn bánh nướng tượng trưng cho tình thân.

Ảnh mâm cỗ trung thu

Ảnh mâm cỗ ngày tết trung thu

Phong tục múa lân

Tết trung thu khắp mọi nơi đều tràn ngập tiếng trống, tiếng chiêng cùng những điệu múa lân. Người Trung Quốc thường múa lân vào dịp Tết Nguyên Đán còn đối với người Việt thì lại múa lân vào dịp Tết Trung Thu. Họ sẽ thường múa vào đêm 14 và đêm 15 tùy vào từng nơi mỗi chỗ khác nhau. Đoàn múa lần gồm có 1 người đeo mặt nạ chú cuội, 1 người thì đội đầu lân chỉ huy cả đội múa đằng sau theo từng nhịp trống. Con lân luôn mang lại điềm lành vì vậy múa lân vào dịp tết trung thu tức là mong những điềm lành sẽ đến với mọi nhà.

Múa lân vào dịp trung thu

Múa lân vào dịp Trung Thu

Phong tục cắt bánh trung thu

Vào dịp tết trung thu thì bánh trung thu là một loại bánh không thể thiếu và dường như chỉ vào dịp này mới có. Ngày xưa bánh trung thu có hình tròn biểu trưng cho sự đoàn kết hoàn chỉnh. Dần dần thì hình dáng của bánh trung thu cũng được cải biến thành hình vuông để phù hợp với loại túi đựng vào hộp bánh. Tùy vào số lượng thành viên trong gia đình mà chúng ta sẽ chia bánh trung thu ra bao nhiêu miếng, miếng được cắt càng đều thì gia đình sẽ càng hạnh phúc, viên mãn.

Bánh Trung Thu

Bánh Trung Thu

Trung thu ở Việt Nam và các nước châu Á có gì khác biệt

Tuy cùng là một ngày lễ tết Trung Thu nhưng mỗi đất nước lại mang ý nghĩa và có văn hóa phong tục khác nhau.

Trung Quốc

Vào thời ngày xưa, tết Trung Thu chỉ đơn thuần là tết ngắm trăng. Nhưng hiện nay, Tết Trung Thu ở Trung Quốc đã trở thành biểu tượng cho sự tết đoàn viên. Vào ngày này, người ta thường tặng nhau những chiếc bánh đẹp nhất và cùng quây quần bên nhau và tận hưởng không khí ấm cúng. Tết Trung Thu là dịp trẻ em được xem múa lân, rước đèn. Ngoài ra còn rất nhiều hoạt động khác có ý nghĩa như: thả đèn, thưởng trăng thưởng rượu,…

Ảnh thả đèn trung quốc

Thả đèn phong tục bên trung quốc

Nhật Bản

Ngày Trung Thu tại Nhật Bản còn được gọi là Zyuyoga được gắn liền với phong tục cổ truyền Otsukimi. Vào ngày này người dân Nhật Bản thường tổ chức lễ hội nhằm tôn vinh mặt trăng trong trời thu. Vào tết Trung Thu người Nhật Bản thường làm loại bánh Dango, bánh này thường được dùng khi thưởng trà. Trẻ em tại Nhật Bản được tặng lồng đèn cá chép vào dịp này với mong muốn đứa trẻ sẽ lownns lên can đảm và dũng cảm.

Bánh Dango

Bánh Dango

Hàn Quốc

Ngày rằm tháng 8 âm lịch ở Hàn Quốc được biết đến với các tên “Tết Chuseok” – một trong những ngày lễ lớn của Hàn Quốc. Vào ngày này những người con xa quê sẽ quay trở về nhà để đoàn viên, cũng tạ tổ tiên, cầu cho mùa màng bội thu và cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Theo truyền thống, cả gia đình sẽ cùng nhau làm và thưởng thức món bánh songpyeon và rượu dongdongju.

Ngày tết Chuseok

Ngày lễ Chuseok của Hàn Quốc

Thái Lan

Lễ cầu trăng của người Thái Lan là dịp để tất cả mọi người tạm gác lại những công việc bận rộn của cuộc sống để cùng nha thành tâm khấn cầu trước bàn thờ Quan Âm Bồ Tát để cầu những điều tốt đẹp nhất đến bản thân và gia đình. Vào dịp này, người Thái sẽ cúng bánh hình quả đào để cầu sự bình an và điều tốt lành. Ngoài ra người Thái còn ăn quả bưởi – loại quả tượng trưng cho sự viên mã và sum vầy.

Bánh hình quả đào Thái Lan

Bánh hình quả đào Thái Lan

Việt Nam

Ở Việt nam tết Trung Thu được biết đến với tên gọi là Tết Thiếu Nhi. Vào ngày này, các em nhỏ sẽ nhận được những món quà xinh xắn, được cùng nhau rước đèn, phá cỗ và xem múa Lân. Tuy nhiên, tết trung thu chính là ngày tết đoàn viên, tết của sựu sum vầy. Ngày này người ta sẽ dành thời gian bên nhau, cùng nhau ngắm trăng, cùng nhau phá cố vfa cùng nhau tâm sự về những điều trong cuộc sống.

Tết đoàn viên

Tết trung thu là tết đoàn viên

Tết trung thu – Tết đoàn viên

Tết Trung Thu là dịp con cháu trở về nhà đoàn tụ với ông bà, bố mẹ. Vào ngày này, mọi người cùng cố gắng tạm gác lại mọi công việc bộn bề của cuộc sống và trở về nhà đoàn viên với gia đình. Nhà là nơi để về, hãy trở về nhà khi còn có thể.

Xem thêm
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

Hotline: 0868019119
zalo