Dạo này thời tiết bắt đầu se lạnh, món lẩu luôn được ưu tiên trong những bữa cơm quây quần. Món lẩu Thái có vị chua chua, cay cay, nhiều đạm và nhiều chất xanh sẽ là lựa chọn hàng đầu đấy. Hôm nay Kim Chí Bảo sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu món lẩu thái hải sản siêu ngon siêu dễ làm. Hãy cùng tham khảo và bắt tay vào thực hiện ngay nhé!
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món lẩu thái chua cay
Thịt bò: 1kg
Tôm: 1kg
Mực: 1,5kg
Ngao: 1kg
Bún tươi, mì hoặc miến
Các loại rau: rau muống, rau cần nước, cần tây, cải thảo, cải bó xôi, bắp chuối, kèo nèo, bông bí,…
Các loại nấm: nấm rơm, nấm đùi gà, nấm kim châm
Chanh: 1 quả
Xả: 3 nhánh
Gia vị nấu ăn: Đường, muối, bột ngọt, ớt xiêm, wasabi,….
Hướng dẫn nấu món lẩu thái chua cay, thơm ngon
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế mực
Mực là loại hải sản rất tươi ngon, giàu chất dinh dưỡng. Muốn nâng tầm mực, bạn cần biết cách lọc sạch dầu, khử mùi tanh của mực. Khi bạn mua mực, trước tiên hãy tách đầu và thân mực. Khéo léo tách túi mực của đầu mựcra . Nếu chẳng may bị vỡ túi mực, hãy rửa dưới vòi nước chảy nhiều lần để loại bỏ hết màu đen của túi mực. Sau đó dùng dao rạch dọc thân mực và nhẹ nhàng để loại bỏ phần cặn còn sót lại bên trong. Da mực có những đốm tím, bạn chỉ cần rửa sạch, nhưng nếu muốn bạn có thể bóc ra để thịt mực trắng và đẹp hơn. Có một phần đầu con mực khi bạn sờ vào sẽ cảm thấy cứng, bạn chỉ cần cắt dọc theo đầu con mực rồi cắt bỏ nó ra. Dùng muối và nước cốt chanh hoặc giấm xát lên bề mặt mực, sau đó rửa sạch lại với nước để loại bỏ mùi tanh của mực.
Sơ chế tôm
Đầu tiên bạn cần một tay giữ đầu tôm, tay còn lại giữ thân tôm. Sau đó, dùng 2 tay gấp phần đầu với phần thân, tách nhẹ để ép phần bẩn của tôm ra ngoài. Bạn bóp nhẹ phần đầu tôm để loại phần túi phân, giữ một phần chỉ đen rồi kéo nhẹ để không bị đứt. Cuối cùng bạn rửa sạch tôm qua nước lạnh là đã hoàn thành.
Sơ chế ngao
Có nhiều cách để làm sạch ngao, nhưng đơn giản nhất là dùng muối ớt. Ngao khi mua về bạn rửa bằng nước sạch, nếu thấy nghêu có cát bẩn thì dùng tay vò nhẹ rồi vớt ra một cái bát, cho nước lạnh, 2 thìa muối vào rồi băm nhỏ 2-3 quả ớt cho vào. Bạn thả tất cả ngao vào nước, nhớ là lượng nước phải đủ ngập toàn bộ số ngao đó. Ngâm ngao khoảng 30p - 1 tiếng để ngao nhả hết bụi bẩn ra
Sơ chế rau củ
Về rau củ, bạn có thể chọn những loại phù hợp với sở thích của gia đình, không nhất thiết phải chọn tất cả các loại trong công thức. Các loại rau phải được nhặt kỹ và rửa nhiều lần để loại bỏ đất cát. Khi rửa rau bạn cũng lưu ý không được mạnh tay vì rau dễ bị nát, và mất thẩm mỹ
Bước 2: Nấu nước dùng món lẩu thái
Xương ống chần sơ với nước nóng cho hết mùi hôi và bọt bẩn rồi cho vào nồi cùng với 3,5 lít nước, bắc lên bếp đun sôi.Khi nước sôi khoảng 20 phút thì cho thêm 1 nhánh quế, lá chanh, riềng, sả đập dập vào nấu cùng, hạ nhỏ lửa. Để món ăn ngon hơn, nêm 2 thìa cà phê muối, 3 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê bột ngọt, 5 thìa canh nước mắm. Khi hầm xương nếu thấy có bọt nổi lên thì bạn dùng muôi vớt sạch.
Trong lúc đợi xương, bạn bắc chảo lên bếp, bỏ dầu phi thơm hành, tỏi và sả băm nhuyễn . Tiếp đến, cho 1 thìa canh tương ớt, 1 thìa canh tương cà, cà chua và hành tây vào xào sơ qua, sau đó trút tất cả hỗn hợp này vào nồi nước dùng. Cho thêm 2 thìa canh sa tế để giúp nồi lẩu có vị cay ngon hơn, bạn có thể thêm bớt tùy khẩu vị. Đun nồi nước dùng thêm 30 phút nữa, sau đó bạn có thể nêm nếm lại theo khẩu vị của gia đình cho vừa ăn. Vậy là hoàn thành xong phần nước lẩu.
Bước 3: Làm nước chấm món lẩu thái
Công thức pha nước chấm cũng rất đơn giản. Pha nước cốt 1 quả chanh, 3 thìa cà phê đường, 3 thìa cà phê muối, thêm quả ớt, và một ít lá chanh, sau đó thêm chút mù tạt. Bạn cho vào cối máy xay. Bật máy xay cho đến khi nguyên liệu được trộn đều. Nếu không có máy xay, bạn cho tất cả nguyên liệu khô vào cối và giã nhuyễn
Bước 4: Trình bày và thưởng thức món lẩu thái chua cay
Đổ nước dùng vào nồi lẩu chuyên dụng và bắc lên bếp nhỏ. Phần nước còn lại cho vào nồi lẩu khi ăn. Đun nồi nước lẩu, đầu tiên nhúng ngao, tôm, mực, bạch tuộc, thịt bò vào, tiếp tục cho các loại nấm, rau củ vào nước sôi. Chờ chín và thưởng thức.
Những lưu ý đối với món lẩu thái
Để thưởng thức lẩu Thái ngon hơn, bạn nên ăn từ từ các loại rau và thịt bò, ăn bao nhiêu tùy thích.
Nếu để rau trong nước dùng lâu, rau sẽ không còn giữ được độ giòn và màu xanh đẹp mắt.
Khi nhúng thịt bò không nên nhúng lâu quá sẽ làm thịt bị dai.
Không nên ngâm ngao trong nồi lẩu quá lâu vì khi đó ngao sẽ không còn giữ được vị ngọt.
Lẩu Thái có vị chua cay đặc trưng nên người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều.
Nếu bạn còn đang băn khoăn đang không biết hôm nay ăn gì thì hãy nhanh tay vào bếp nấu một nồi lẩu Thái để cùng người thân thưởng thức nhé. Vị thơm ngon, chua chua, cay cay của sả, ớt, lá chanh kết hợp với các loại thịt, hải sản tươi sống chắc chắn sẽ khiến bữa cơm gia đình bạn thêm hấp dẫn, đậm đà hương vị. Chúc các bạn thành công với cách nấu lẩu Thái chua cay cay cay mà Kim Chí Bảo vừa chia sẻ.
Xem thêm:
Mách bạn cách nấu lẩu nấm chay thơm ngon, thanh đạm
Cách nấu lẩu bao tử hầm tiêu xanh nóng hổi, thơm ngon đậm đà
Cách nấu món lẩu riêu cua bắp bò ngọt mát chuẩn vị thơm ngon
Cách nấu lẩu bò nấm thơm ngon dễ làm tại nhà cho các bữa tiệc